myDalat's Blog

Dat Allis Laetitum Allis Temperriem


Bình luận về bài viết này

Kamogawa Sea World

Đây là lần đầu tiên vị khách hàng hiền lành, điềm đạm và chu đáo chở chúng tôi đi chơi. Nhân dịp đưa tiễn một cô bạn đồng nghiệp quay về Việt Nam sau một thời gian dài làm việc tại khách hàng, mà chúng tôi gọi đùa là tiễn lên thành phố mần ăn, vì nơi nơi chúng tôi đang ở là một làng quê vắng vẻ và yên bình. Từ làng tôi đi xe hơi đến thành phố Kamogawa mất khoảng 2 giờ, đi ngang qua những khu rừng, những con đèo uốn lượn gợi về những con đường quanh co dẫn về Dalat. Nhưng đích đến của chúng tôi là một bờ biển đẹp như Vũng Tàu chứ không phải một khu phố núi.

Kamogawa Sea World là một trung tâm giải trí ven biển với những khu trình diễn liên tục nhau của nhiều loại cá heo, hải cẩu, công viên biển có nhiều loài thủy sinh phong phú. Nếu bạn đã đến thăm một công viên như thế này, gặp gỡ tiếp xúc với những sinh vật thông minh và dễ thương như thế này, có lẽ bạn sẽ thấy tàn sát, hủy hoại môi trường sống của chúng là một tội ác.

Buổi trình diễn đầu tiên chúng tôi xem là màn trình diễn trí thông minh của những chú cá voi Beluga (cá voi trắng) thông minh đến kinh ngạc chuyên sống ở vùng cực Bắc. Chúng có thể nghe giọng con người, hiểu và nhái lại gần giống. Chúng cũng biết phân biệt một số màu sắc cơ bản: người huấn luyện đưa một hình tam giác màu trắng/vàng cho xem, sau đó chúng có thể chọn giữa hai tam giác màu trắng và màu vàng treo ở phía sau. Thật đáng kinh ngạc!

Kamogawa Sea World

Một trong những điều quyến rũ nhất ở những công viên biển chính là vẻ mềm mại và mong manh của những loài sứa, chúng được chứa trong những bồn nước và chiếu sáng với sắc màu lung linh.
Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Công viên bố trí hình vòng cung để đưa khách tham quan đi từ vùng nước cạn đến vùng nước sâu, nhưng do chúng tôi lại bắt đầu bằng buổi trình diễn của cá voi trắng nên chiều tham quan lại trở thành chiều ngược lại. Chúng tôi bắt gặp những loài chỉ sống ở vùng nước sâu như cua nhện Nhật Bản và kể cả một giống cua ngộ nghĩnh trông như những cụm san hô.

Kamogawa Sea World

Một trong những điều làm nên nổi tiếng của thế giới nước Kamogawa chính là khả năng huấn luyện thú siêu đẳng ở nơi đây. Tôi đã từng xem sư tử biển trình diễn ở Shinagawa, nếu so ra thì chỉ bằng 2/3 độ khó của thế giới nước Kamogawa. Show trình diễn là câu chuyện sinh hoạt của gia đình của hai vợ chồng sư tử biển và ba đứa con. Sư tử biển chồng rất đường bệ, sư tử biển vợ thì nói nhiều, còn ba sư tử biển con mỗi đứa mỗi tính, có đứa tinh nghịch, có đứa làm biếng, có đứa còn không thèm tập bơi… Và biểu trưng của khu này chính là biểu tượng chú sư tử biển cười, một nụ cười nhìn đến là buồn cười. Chỉ tiếc bất ngờ quá chụp hình không kịp.

Kamogawa Sea World

Cũng ở công viên này, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc gần đến thế những chú cá heo thông minh, dễ thương, tinh nghịch. Thậm chí có thể chạm vào người hay được chúng hôn nữa – tuy nhiên phải trả tiền, một nụ hôn bao giờ cũng phải trả một cái giá nào đó, trên đời không có bữa cơm miễn phí! 😦

Kamogawa Sea World

Cá voi sát thủ (killer whale) hay cá hổ kình, là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương, theo wikipedia thì chúng có thể ăn thịt sư tử biển, hải cẩu và kể cả cá mập trắng lớn. Nhưng qua bàn tay huấn luyện của con người, chúng lại giống như những loài thú ăn cỏ hiền lành nhất. Cũng chở người đi, cũng tung mình đánh bóng…

Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Tiếp theo là một loài động vật có vú sống ở đại dương: hải cẩu. Răng nanh của chúng to bằng cánh tay người thì bạn có thể tưởng tượng một con hải cẩu lớn như thế nào. Nhìn nó giống như một ông già béo mập và chậm chạp. Nhưng khi nó vẫy vùng trong nước thì lại nhanh nhẹn khủng khiếp.

Kamogawa Sea World

Bạn có thể gọi tên đúng của con này: hải cẩu (seals) hay sư tử biển (sea lion)?
Kamogawa Sea World

Trong Đối thoại giữa khoa học và Phật giáo, miêu tả cuộc trò chuyện Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận, có một chương có tên là Vũ trụ trong một hạt cát, có đoạn:
“Thuận: (…)William Blake đã diễn tả hết sức ngoạn mục sự toàn nguyên của vũ trụ bằng các vần thơ sau:
Thấy được vũ trụ trong một hạt cát
Và cả một thiên đường trong một bông hoa dại
Nắm lấy cả vũ trụ trong lòng bàn tay
Và cả vĩnh cửu trong một giờ.

Matthieu: Khi nghe các câu thơ của Blake, tôi lại chợt nhớ đến bốn câu kệ của Đức Phật:
Thấy trong một nguyên tử
Và trong mỗi nguyên tử
Toàn thể thế gian
Đó là điều bất khả tư nghì.

Còn đây là điều tôi đã thấy trong những hạt cát:
Kamogawa Sea World

Bạn có cảm giác như bị đông lại khi ngắm hai chú cá này không? Trông chúng như được làm bằng thủy tinh vậy!
Kamogawa Sea World

Bạn nghĩ gì khi nhìn những con tôm này? Tôi chỉ tưởng tượng ra chúng được đặt lên những chiếc dĩa trắng phau, thịt thơm phức – đáng tội, tôi chưa được ăn tôm hùm bao giờ!
Kamogawa Sea World

Tôi chưa bao giờ xem sao biển trong bài hát cùng tên của Phạm Minh Tuấn là một ngôi sao trên trời, tôi cứ thích nó là một chú sao biển hiền lành nằm trầm tư nghe thủy triểu lên xuống theo từng đêm trăng…

Kamogawa Sea World

“Sao biển, ngôi sao biển
Sao nhớ ai vì đâu không nói
Sao thương ai vì đâu không nói
Hãy nói đi, hãy nói đi, hãy nói đi
Nói đi một lời nồng nàn…”

(Kỷ niệm chuyến đi chơi ngày 21/5/2011 với bác Cao cầu, hai em NTNT và LTP.)

Khuyến mãi thêm cái bản đồ đến Kamogawa Sea World
[mappress mapid=”1″]


Bình luận về bài viết này

Chân sáo

Chân sáo

Một cô bé rất nhí nhảnh dể thương gặp ở công viên Akebonoyama! Tấm này chỉ chụp sau lưng nhưng lại thể hiện rõ sự chuyển động của cô bé: cô bé đang nhảy chân sáo bên những luống hoa Uất kim hương. Thật vô tư và đáng yêu.


Bình luận về bài viết này

Công viên Shimizu

Công viên Shimizu, vùng Noda, quận Chiba được xem như là nơi có khu trò chơi vận động cho trẻ em lớn nhất Nhật Bản. Đây là một loại hình vận động thể dục và vượt chướng ngại vật được xây dựng chủ yếu từ gỗ, dây thừng… và nước. Tại công viên Shimizu, có khoảng 100 địa điểm ứng với từng loại hình hoạt động khác nhau được gọi là điểm chia thành nhiều tuyến (course) khác nhau cho từng đối tượng. Điểm đặc biệt ở đây là không chỉ có trẻ em tham gia mà đa phần là cả gia đình cùng tham gia và thi đấu với nhau… Đây là một mô hình kinh doanh du lịch rất đáng học tập.

Bên cạnh đó, đây là nơi ngắm hoa anh đào khá đẹp mà mình cùng công ty hai năm liền đều vui chơi ở đây. Tạm quên hết những công việc hàng ngày, tạm quên hết những quan hệ phức tạp giữa khách hàng và công ty để cùng nhau uống rượu, ngắm hoa, đàn hát… Mà khi ngà ngà say hình như mình chụp hình đẹp hơn chút 🙂

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park

Sakura at Shimizu Park


5 bình luận

Công viên Chiêu Hòa kỷ niệm

Kể từ lần đầu tiên đến công viên Showakinen thì mình đã thấy yêu mến nơi này rồi, mình yêu thích không gian rộng rãi và thinh lặng, yêu con đường lá vàng mỗi thu sang hay yêu những cánh đồng hoa rực rỡ…

Lần này trở lại, lá vàng đã rụng rơi nhiều, mùa thu cũng đã sắp đi qua khỏi vùng Tachikawa xuôi về phương nam, nhưng chất thu vẫn hiển hiện trong đất trời, trong cái nắng vàng nhẹ nhàng, trong bầu trời thu trong veo… Hẹn em một ngày sẽ cùng tay trong tay đi qua mùa thu, em nhé!

#1: “Vẫn hai hàng cây xưa,…”
Photo by Crazy.wolf

#2: “Tưởng đã phai màu. Đường chiều hoa cỏ…”
Photo by Crazy.wolf

#3: “Cây xưa vẫn gầy. Nằm phơi ráng đỏ…”
Photo by Crazy.wolf

#4: “Chiều nghiêng nghiêng nắng”
Photo by Crazy.wolf

#5
Photo by Crazy.wolf

#6
Photo by Crazy.wolf

#7
Photo by Crazy.wolf

#8
Photo by Crazy.wolf

#9
Photo by Crazy.wolf

#10
Photo by Crazy.wolf

#11: Công viên Rikugien buổi tối
Photo by Crazy.wolf

#12: Dòng sông ánh sáng
Photo by Crazy.wolf


1 bình luận

Hoa anh đào

Hàng trăm gốc lão anh đào được trồng dọc lối đi, tán cây vươn ra cằn cỗi đan xen vào nhau tạo thành một vòm trời màu phớt hồng mềm mại. Nếu đi với một ai đó, có thể tưởng tượng đang bước trên con đường hoa nắng, mỗi cơn gió qua làm những cánh hoa rời cành, xoay xoay và rơi đầy trên tóc, trên áo, trên mỗi bước chân như được các thiên thần rắc hoa trải lối… Còn “nếu anh chỉ đứng một mình dưới tán anh đào, anh sẽ cảm nhận một sự đơn độc sâu sắc và khủng khiếp.” (Asako Kato)

Cũng Asako Kato nhận xét “Hoa anh đào nở rất đẹp nhưng nó đẹp dễ sợ và kỳ lạ như một chuyện hoang đường…

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Dưới tán hoa anh đào

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Thưởng trà và ngắm hoa

Photo by Crazy.wolf

“Chi nghinh nam bắc điểu

Diệp tống viễn lai phong”

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf


4 bình luận

Sakura

Khí hậu đã ấm dần lên từ nhiều tuần trước, nhưng rất đỏng đảnh như một thiếu nữ, mới hôm trước mưa và ấm thì ngày hôm sau lại nắng và lạnh hay ngược lại. Theo cục khí tượng Nhật bản thông báo. Thì hôm nay anh đào bắt đầu nở ở vùng Tokyo và xem như lễ hội ngắm hoa anh đào – Hanami bắt đầu. Mặc dù chưa phải là “mãn khai” ở Tokyo nhưng chiều nay mình cũng bon chen lên công viên Koishikawa Korakuen ngắm hoa. Hanami nguyên gốc có nghĩa là ngắm hoa, nhưng mình cứ lẫn lộn hết cả lên giữa anh đào, mai mơ và đào, cuối cùng thì mình cũng không biết Hanami là ngắm loại hoa nào nữa. Thế nên sau một hồi dùng google và tổng hợp từ wikipedia ta có khái niệm sau:

Chữ hoa trong Hanami ban đầu chỉ chung cả loài anh đào (tiếng Nhật: sakura, Anh: cherry, khoa học: Prunus serrulata) và mai mơ (ume, plum, Prunus mume). Lễ hội Hanami du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ triều đại Nara (710-784) do ảnh hưởng văn hóa của triều Đường (618-907) . Ban đầu hầu như chỉ là ngắm hoa mai mơ, loài hoa này rất được ưa chuộng tại Trung Quốc là biểu tượng của người quân tử (mai, lan, cúc, trúc) thể hiện sức sống mãnh liệt, bất khuất, bất chấp giá lạnh vẫn ra hoa. Sau đấy, dưới triều đại Heian (794-1185), hoa anh đào dần dần thay thế vị trí của mai và sau này từ hoa trong hanami chỉ chỉ đến sakura mà thôi. Hoa anh đào với người Nhật tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng.

Hoa anh đào chỉ nở trong khoảng từ 7 đến 12 ngày kể từ lúc mãn khai (mankai: nở rộ), những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, vì thế nó cũng là biểu tượng ưa thích của các võ sĩ đạo, sống và chết như hoa anh đào. Những lễ hội hanami được tổ chức khắp nơi vào mùa hoa đào nở. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf


6 bình luận

Momiji

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” là câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du tả lại cảnh khu rừng phong bắt đầu chuyển sang màu đỏ khi mùa thu đến. Những chiếc lá thu, dù vàng hay đỏ, đều mong manh đến lạ kỳ, chỉ một cơn gió nhẹ thôi là lá đã đua nhau rơi thật nhiều. Thật khó diễn tả hết được cảm giác khi lang thang trong một khu rừng mùa thu như thế…

Ở bài trước muốn gởi đến mọi người Mùa thu vàng còn bài này là một mùa thu khác Mùa thu đỏ.

#1
Photo by crazywolf

#2
Photo by crazywolf

#3
Photo by crazywolf

#4
Photo by crazywolf

#5
Photo by crazywolf

#6
Photo by crazywolf

#7
Photo by crazywolf

#8
Photo by crazywolf

#9
Photo by crazywolf

#10
Photo by crazywolf

#11
Photo by crazywolf

Ngắm lá đỏ ban ngày dễ đem đến cảm giác buồn man mác: buồn vì những chiếc lá lìa cành, buồn vì “màu quan san” đã là hình ảnh ước lệ của sự chia ly mà Nguyễn Du đem vào câu thơ… Nếu ai đã quen gặm nhấm nỗi buồn đấy thì hãy cùng tôi ngắm lá đỏ vào ban đêm, nhâm nhi chén rượu nóng rồi khề khà “Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa” (Tế Hanh)

#12
Photo by crazywolf

#13
Photo by crazywolf

#14
Photo by crazywolf

#15
Photo by crazywolf

#16
Photo by crazywolf

#17
Photo by crazywolf

#18
Photo by crazywolf

#19
Photo by crazywolf

#20
Photo by crazywolf


2 bình luận

Công viên Ueno, Tokyo

Chiêm ngưỡng đã đời những tác phẩm nghệ thuật của bảo tàng Mỹ thuật Tokyo, mình tiếp tục đi xem triễn lãm 3 nền văn hóa cổ của châu Mỹ: Aztec – Maya – Inca. Đây là triễn lãm những cổ vật tìm thấy của các nền văn hóa này lần đầu tiên ở nước ngoài: ai rồi cũng phải ngạc nhiên vì sự văn minh (đã có chữ viết), giàu có (có những mặt nạ, trang sức bằng vàng, đá quý) và đẫm máu ! Trong bảo tàng cấm chụp hình nên mình đành tiếc nuối cất máy ảnh vào để toàn tâm nhòm ngó những vị thần chim, thần rừng, những xác ướp và các công cụ sinh hoạt, vũ khí… Vé xem triễn lãm khá mắc, may mà cô giáo tặng quà sinh nhật là cái vé chứ không thì mình xót ruột lắm, không biết có dám bỏ tiền ra mà đi xem không (đôi khi nghèo cũng hèn thật ha)

Trở về lại thời hiện đại, mình lang thang công viên Ueno một lúc và chui vào một quán cóc ven hồ sen Shinobazu. Nói là quán cóc thôi chứ quán hoành tráng lắm vì xung quanh hồ chỉ có độc quán này là nằm về phía hồ sen. Hai ông bà chủ quán đã già rồi, ông thì chỉnh nhạc nấu ăn, bà thì là ca sĩ, hát rất nhiều bài dân ca (của vùng nào thì mình ứ có trình độ để biết), mình thì chỉ hiểu được đúng một câu “Minna san ! Minna san ! Doko e ikitai…” (Hỡi mọi người ! Này mọi người ! Đang muốn đi đâu, về đâu ?)

Thưởng thức bia và đồ nhắm ở đây cũng không đến nỗi mắc lắm ! Ăn món gì đấy được gói rất đẹp (dù trong ruột có chút xíu) bao gồm 2 miếng củ sen, 3 miếng thịt kho, 2 vắt cơm mè, 1 tí kim chi, 1 con tôm kho chỉ như muối bỏ bể; đối ẩm với một cô gái xinh xinh ngồi bàn khác (với một anh khác); nghe một điệu nhạc mà mình không hiểu… kể ra cũng thú vị !

Từ quán này nhìn về phía hồ sen khá đẹp, nếu mà có hoa sen nở thơm ngào ngạt nữa thì nhất, nhưng không hiểu sao mùa này chỉ có lác đác vài bông (Việt Nam mùa hè là mùa sen nở), cả hồ chỉ toàn một màu xanh mướt…

Có thể ngồi ở đây và ngắm cảnh hoàng hôn về, xa xa là ngôi chùa Bentendou đã lên đèn. Tự dưng nhớ da diết hai câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố. Gõ sừng mục tử lại cô thôn”, dù chẳng ăn nhập chi cả mà cái sự nhớ là thế đấy, cứ thích nhớ thế đấy…