myDalat's Blog

Dat Allis Laetitum Allis Temperriem


Bình luận về bài viết này

Kamogawa Sea World

Đây là lần đầu tiên vị khách hàng hiền lành, điềm đạm và chu đáo chở chúng tôi đi chơi. Nhân dịp đưa tiễn một cô bạn đồng nghiệp quay về Việt Nam sau một thời gian dài làm việc tại khách hàng, mà chúng tôi gọi đùa là tiễn lên thành phố mần ăn, vì nơi nơi chúng tôi đang ở là một làng quê vắng vẻ và yên bình. Từ làng tôi đi xe hơi đến thành phố Kamogawa mất khoảng 2 giờ, đi ngang qua những khu rừng, những con đèo uốn lượn gợi về những con đường quanh co dẫn về Dalat. Nhưng đích đến của chúng tôi là một bờ biển đẹp như Vũng Tàu chứ không phải một khu phố núi.

Kamogawa Sea World là một trung tâm giải trí ven biển với những khu trình diễn liên tục nhau của nhiều loại cá heo, hải cẩu, công viên biển có nhiều loài thủy sinh phong phú. Nếu bạn đã đến thăm một công viên như thế này, gặp gỡ tiếp xúc với những sinh vật thông minh và dễ thương như thế này, có lẽ bạn sẽ thấy tàn sát, hủy hoại môi trường sống của chúng là một tội ác.

Buổi trình diễn đầu tiên chúng tôi xem là màn trình diễn trí thông minh của những chú cá voi Beluga (cá voi trắng) thông minh đến kinh ngạc chuyên sống ở vùng cực Bắc. Chúng có thể nghe giọng con người, hiểu và nhái lại gần giống. Chúng cũng biết phân biệt một số màu sắc cơ bản: người huấn luyện đưa một hình tam giác màu trắng/vàng cho xem, sau đó chúng có thể chọn giữa hai tam giác màu trắng và màu vàng treo ở phía sau. Thật đáng kinh ngạc!

Kamogawa Sea World

Một trong những điều quyến rũ nhất ở những công viên biển chính là vẻ mềm mại và mong manh của những loài sứa, chúng được chứa trong những bồn nước và chiếu sáng với sắc màu lung linh.
Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Công viên bố trí hình vòng cung để đưa khách tham quan đi từ vùng nước cạn đến vùng nước sâu, nhưng do chúng tôi lại bắt đầu bằng buổi trình diễn của cá voi trắng nên chiều tham quan lại trở thành chiều ngược lại. Chúng tôi bắt gặp những loài chỉ sống ở vùng nước sâu như cua nhện Nhật Bản và kể cả một giống cua ngộ nghĩnh trông như những cụm san hô.

Kamogawa Sea World

Một trong những điều làm nên nổi tiếng của thế giới nước Kamogawa chính là khả năng huấn luyện thú siêu đẳng ở nơi đây. Tôi đã từng xem sư tử biển trình diễn ở Shinagawa, nếu so ra thì chỉ bằng 2/3 độ khó của thế giới nước Kamogawa. Show trình diễn là câu chuyện sinh hoạt của gia đình của hai vợ chồng sư tử biển và ba đứa con. Sư tử biển chồng rất đường bệ, sư tử biển vợ thì nói nhiều, còn ba sư tử biển con mỗi đứa mỗi tính, có đứa tinh nghịch, có đứa làm biếng, có đứa còn không thèm tập bơi… Và biểu trưng của khu này chính là biểu tượng chú sư tử biển cười, một nụ cười nhìn đến là buồn cười. Chỉ tiếc bất ngờ quá chụp hình không kịp.

Kamogawa Sea World

Cũng ở công viên này, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc gần đến thế những chú cá heo thông minh, dễ thương, tinh nghịch. Thậm chí có thể chạm vào người hay được chúng hôn nữa – tuy nhiên phải trả tiền, một nụ hôn bao giờ cũng phải trả một cái giá nào đó, trên đời không có bữa cơm miễn phí! 😦

Kamogawa Sea World

Cá voi sát thủ (killer whale) hay cá hổ kình, là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương, theo wikipedia thì chúng có thể ăn thịt sư tử biển, hải cẩu và kể cả cá mập trắng lớn. Nhưng qua bàn tay huấn luyện của con người, chúng lại giống như những loài thú ăn cỏ hiền lành nhất. Cũng chở người đi, cũng tung mình đánh bóng…

Kamogawa Sea World

Kamogawa Sea World

Tiếp theo là một loài động vật có vú sống ở đại dương: hải cẩu. Răng nanh của chúng to bằng cánh tay người thì bạn có thể tưởng tượng một con hải cẩu lớn như thế nào. Nhìn nó giống như một ông già béo mập và chậm chạp. Nhưng khi nó vẫy vùng trong nước thì lại nhanh nhẹn khủng khiếp.

Kamogawa Sea World

Bạn có thể gọi tên đúng của con này: hải cẩu (seals) hay sư tử biển (sea lion)?
Kamogawa Sea World

Trong Đối thoại giữa khoa học và Phật giáo, miêu tả cuộc trò chuyện Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận, có một chương có tên là Vũ trụ trong một hạt cát, có đoạn:
“Thuận: (…)William Blake đã diễn tả hết sức ngoạn mục sự toàn nguyên của vũ trụ bằng các vần thơ sau:
Thấy được vũ trụ trong một hạt cát
Và cả một thiên đường trong một bông hoa dại
Nắm lấy cả vũ trụ trong lòng bàn tay
Và cả vĩnh cửu trong một giờ.

Matthieu: Khi nghe các câu thơ của Blake, tôi lại chợt nhớ đến bốn câu kệ của Đức Phật:
Thấy trong một nguyên tử
Và trong mỗi nguyên tử
Toàn thể thế gian
Đó là điều bất khả tư nghì.

Còn đây là điều tôi đã thấy trong những hạt cát:
Kamogawa Sea World

Bạn có cảm giác như bị đông lại khi ngắm hai chú cá này không? Trông chúng như được làm bằng thủy tinh vậy!
Kamogawa Sea World

Bạn nghĩ gì khi nhìn những con tôm này? Tôi chỉ tưởng tượng ra chúng được đặt lên những chiếc dĩa trắng phau, thịt thơm phức – đáng tội, tôi chưa được ăn tôm hùm bao giờ!
Kamogawa Sea World

Tôi chưa bao giờ xem sao biển trong bài hát cùng tên của Phạm Minh Tuấn là một ngôi sao trên trời, tôi cứ thích nó là một chú sao biển hiền lành nằm trầm tư nghe thủy triểu lên xuống theo từng đêm trăng…

Kamogawa Sea World

“Sao biển, ngôi sao biển
Sao nhớ ai vì đâu không nói
Sao thương ai vì đâu không nói
Hãy nói đi, hãy nói đi, hãy nói đi
Nói đi một lời nồng nàn…”

(Kỷ niệm chuyến đi chơi ngày 21/5/2011 với bác Cao cầu, hai em NTNT và LTP.)

Khuyến mãi thêm cái bản đồ đến Kamogawa Sea World
[mappress mapid=”1″]


Bình luận về bài viết này

Hoa anh đào trở lại

Sau một mùa đông lạnh lẽo và tan tóc và mất mát và lo lắng và trăn trở và nhiều nhiều những ảm đạm khác trên nước Nhật, trời đã bắt đầu ấm lên, hoa anh đào đã nở rộ trên khắp vùng Đông Kinh. Sân cỏ vàng úa đã bắt đầu chuyển sang màu xanh tươi mát. Những bông hoa thủy tiên vàng và trắng đã nở nhiều ven vệ đường. Và những đám cây trụi lá đã nhú ra những mầm xanh. Một mùa xuân mới lại về trên đất Nhật.

Đã gần một tháng kể từ ngày Đại địa tai (11/3), cuộc sống dần trở lại với nhịp bình thường. Tuy vẫn còn những dư âm, năm nay, người dân đi ngắm hoa nhưng sẽ không có rượu bia nữa. Một cử chỉ đẹp. Ít ra, đó là sự chia sẻ với rất nhiều người còn đang lang thang nơi những khu tập trung và với hai vạn người mất tích hay đã chết.

Hy vọng mọi chuyện sẽ qua mau! Sẽ lại thấy một nước Nhật mạnh mẽ và tươi đẹp! Sẽ lại thấy những cánh hoa không ưu phiền!

#1
Sakura

#2
Sakura

#3
Sakura

#4
Sakura

#5
Sakura

#6
Sakura

#7
Sakura

#8
Sakura


Bình luận về bài viết này

Bạn đã ở Nhật quá lâu khi mà…

Có lần H.A giới thiệu một tác giả người nước ngoài viết một bài viết hay một cuốn sách gì đó đại ý “Bạn đã ở Nhật quá lâu khi mà…” Giờ kiểm tra lại đời mình thấy hình như mình cũng đã ở Nhật quá lâu khi mà…

… sau một tuần ăn cơm, bỗng dưng thèm ramen (mì Nhật) chứ không phải phở!
… sau một tuần ăn thịt, bỗng dưng thèm sashimi (cá sống) mà không phải cá kho.
… thấy việc tự nấu ăn cũng bình thường và đôi khi là một thú vui thư giãn.
… ăn một món VN bình thường lại có cảm giác như đang dự tiệc hay ăn nhà hàng.
… nghĩ là sợ khói bụi khi đi ngoài đường ở SG và thèm nghe tiếng tàu điện.
… cảm thấy đi xe hơi sao mà phiền toái.
… thích dạo qua cửa hàng đồ cũ và lâu lâu rinh về một món đồ độc đáo.
… thích dạo qua những siêu thị đồ điện tử và dùng thử những mặt hàng mới nhất.
… cảm thấy về VN như một chuyến du lịch mà không phải là về nhà.
… những nguời bạn đã thôi không còn hỏi khi nào về VN luôn.


Bình luận về bài viết này

Vị tình lai ký nhất chi mai hữu biệt hoài

Ngồi viết những dòng này mà thấy giật mình, năm ngoái còn viết “Em đã thấy mùa xuân chưa”, thoáng một cái mà năm nay ngày Lập xuân đã qua được một tuần. Tiết trời Nhật Bản vẫn còn rất lạnh, buổi sáng chỉ muốn cuộn mình, nghe tiếng chuông đỗ, mở mền ra rồi lại vội vàng đắp lại vì cái lạnh xộc vào người. Vậy mà hoa mai đã nở rộ rồi, cánh mai nở trắng cả một góc trời. Gần khu nhà trọ có một vườn mai, những gốc lão mai khô cằn lại được bao bọc bởi những cánh mai trắng ngần, tinh khiết. Trong văn học cổ, mai và hạc thường được gắn chung thành một bộ, để rồi, mỗi sáng đi làm ngang qua vườn mai lại nhớ đến “dáng em gầy guộc nhỏ, như cánh hạc về chốn thiên thai” – một sự liên tưởng khá khập khểnh, nhưng suy nghĩ là suy nghĩ, có ai ngăn cản được.

Vị tình lai ký nhất chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài
Hoài biệt hữu mai chi nhất ký
Mai chi nhất ký vị tình lai.

(cả bài thơ gói gọn trong mười chữ: “Vị tình lai ký nhất chi mai hữu biệt hoài” có nghĩa là “vì tình gởi tới một cành mai tỏ nhớ nhung”)

#1: Mai khôi

#2:

#3:

#4: Đóa hoa đôi

#5: Quay lưng

#6:

#7:

#8: Sinh – Lão

#9:

#10:


3 bình luận

Dạ anh đào – Yozakura

Đặc biệt, trong đêm, dưới tán cây anh đào, dường như có một phụ nữ hoang dại mặc áo kimono, mái tóc xõa tung, đang múa may một cách vô cớ. Hình ảnh này thật siêu thực nhưng anh có thể cảm nhận được cô ta. (Asako Kato). Không thể quên được cảm giác ban đêm được nhìn hoa anh đào. Những bông hoa như mộng ảo phiêu phất, không nhìn thấy chi tiết những cánh hoa, nhưng vẫn cảm nhận được sự trở mình của lúc nụ thành hoa hay sự day dứt của cánh hoa đang còn tươi đã quyết định lìa cành để bay bay trong gió, “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket


1 bình luận

Dưới tán hoa anh đào

“Cuộc đời của ta chỉ trong khoảnh khắc, đủ để chiêm ngưỡng vẻ huy hoàng của ánh trăng, của tuyết, của hoa anh đào và lá phong diệp muôn sắc”, nhà thơ Nhật bản Asai Riyoi đã nói thế. Được một lần ngồi dưới tán hoa, cùng những người bạn thân chuyện trò bên dăm cốc rượu nhẹ nhàng. Rồi đến khi ngà ngà say lại hát vang những bản tình ca ngọt ngào, lời ca hòa vào vũ khúc của những cánh hoa xoay xoay trong gió la đà, la đà…

Chung vui cùng các đồng nghiệp FSJ
IMG_0044

Những nhóm nhỏ ngắm hoa
Photobucket

Thưởng hoa có nhiều kiểu, một buổi tiệc nhỏ là phổ biến và vui nhộn nhất. Ngoài ra những tình nguyện viên còn tổ chức những tiết mục múa lân hay diễn kịch kabuki với nhiều màu sắc sống động, rực rỡ.

Múa lân theo kiểu Nhật
Photobucket

Kịch ngoài trời
Photobucket

Nhưng có lẽ thú vị nhất vẫn là từng đôi, từng đôi dưới hoa nhỉ ?
Photobucket

Hay đi bộ dưới những con đường ngập tràn một màu trắng hồng
Photobucket

Nhìn ngắm cảnh đất trời bình yên mà xôn sao sắc xuân
Photobucket

Photobucket


1 bình luận

Hoa anh đào

Hàng trăm gốc lão anh đào được trồng dọc lối đi, tán cây vươn ra cằn cỗi đan xen vào nhau tạo thành một vòm trời màu phớt hồng mềm mại. Nếu đi với một ai đó, có thể tưởng tượng đang bước trên con đường hoa nắng, mỗi cơn gió qua làm những cánh hoa rời cành, xoay xoay và rơi đầy trên tóc, trên áo, trên mỗi bước chân như được các thiên thần rắc hoa trải lối… Còn “nếu anh chỉ đứng một mình dưới tán anh đào, anh sẽ cảm nhận một sự đơn độc sâu sắc và khủng khiếp.” (Asako Kato)

Cũng Asako Kato nhận xét “Hoa anh đào nở rất đẹp nhưng nó đẹp dễ sợ và kỳ lạ như một chuyện hoang đường…

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Dưới tán hoa anh đào

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Thưởng trà và ngắm hoa

Photo by Crazy.wolf

“Chi nghinh nam bắc điểu

Diệp tống viễn lai phong”

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf


4 bình luận

Sakura

Khí hậu đã ấm dần lên từ nhiều tuần trước, nhưng rất đỏng đảnh như một thiếu nữ, mới hôm trước mưa và ấm thì ngày hôm sau lại nắng và lạnh hay ngược lại. Theo cục khí tượng Nhật bản thông báo. Thì hôm nay anh đào bắt đầu nở ở vùng Tokyo và xem như lễ hội ngắm hoa anh đào – Hanami bắt đầu. Mặc dù chưa phải là “mãn khai” ở Tokyo nhưng chiều nay mình cũng bon chen lên công viên Koishikawa Korakuen ngắm hoa. Hanami nguyên gốc có nghĩa là ngắm hoa, nhưng mình cứ lẫn lộn hết cả lên giữa anh đào, mai mơ và đào, cuối cùng thì mình cũng không biết Hanami là ngắm loại hoa nào nữa. Thế nên sau một hồi dùng google và tổng hợp từ wikipedia ta có khái niệm sau:

Chữ hoa trong Hanami ban đầu chỉ chung cả loài anh đào (tiếng Nhật: sakura, Anh: cherry, khoa học: Prunus serrulata) và mai mơ (ume, plum, Prunus mume). Lễ hội Hanami du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ triều đại Nara (710-784) do ảnh hưởng văn hóa của triều Đường (618-907) . Ban đầu hầu như chỉ là ngắm hoa mai mơ, loài hoa này rất được ưa chuộng tại Trung Quốc là biểu tượng của người quân tử (mai, lan, cúc, trúc) thể hiện sức sống mãnh liệt, bất khuất, bất chấp giá lạnh vẫn ra hoa. Sau đấy, dưới triều đại Heian (794-1185), hoa anh đào dần dần thay thế vị trí của mai và sau này từ hoa trong hanami chỉ chỉ đến sakura mà thôi. Hoa anh đào với người Nhật tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng.

Hoa anh đào chỉ nở trong khoảng từ 7 đến 12 ngày kể từ lúc mãn khai (mankai: nở rộ), những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, vì thế nó cũng là biểu tượng ưa thích của các võ sĩ đạo, sống và chết như hoa anh đào. Những lễ hội hanami được tổ chức khắp nơi vào mùa hoa đào nở. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf

Photo by Crazy.wolf


1 bình luận

Touch the spirit of Japan

Đêm hôm trước, mấy anh em đi nhậu, ngồi nói chuyện trên trời dưới đất, đến tận 12h mới về tới nhà. Làm được 6 cốc bia, cũng tưng tưng, về tới nhà không biết gì. Đến sáng dậy đi vệ sinh, rửa tay bằng nước lạnh, thế là shock, cho chó ăn chè. Thật là mất mặt bầu cua. Vào nằm tiếp đến 11h30 mới lồm cồm bò dậy nổi, coi như kế hoạch đi Universal Studios Japan bỏ xó. Sau đấy mình nghe nói đi Universal Studios một mình rất buồn nên dẹp luôn, không thèm tơ tưởng đến nữa. Hẹn khi nào có hai mình sẽ đi bù

Đi đâu cũng lỡ dỡ, cuối cùng quyết định dạo phố cho đến giao thừa. Con phố đầu tiên ghé thăm là con đường shopping dài nhất nước Nhật có tên Tenjimbashi-Suji. Bước ra khỏi ga Osaka Temmangu là thấy con phố nổi tiếng này. Hai dãy nhà song song nhau, con đường ở giữa được lợp mái che dọc theo 2.6 km chiều dài biến khu phố này thành một khu vực mua sắm sầm uất. Đặc điểm nhận dạng của con đường Tenjibashi-Suji là ở lối vào có tượng của 4 nhân vật (chắc là trong các vở kịch Kabuki) ở hai bên.

Hình: Lối vào khu phố mua sắm Tenjibashi-Suji.

Photo by Crazywolf

Hình: Tượng người trên cổng vào.

Photo by Crazywolf

Đi trên con đường này có cảm giác những cửa hàng nối nhau dài vô tận, cũng đủ thượng vàng hạ cám, từ những Pachinko hào nhoáng (một loại máy đánh bạc của Nhật rất được ưa chuộng) đến những tiệm bán hàng lưu niệm hay quán ăn bình dân, từ những cửa hàng hiệu bán nước hoa Channel No5, thời trang Louis Viston đến cửa hàng 100 yen hay 99 yen. Đi hết 2.6km này ngốn của mình gần 2 tiếng rưỡi, kết quả là một áo khoác dạng măng tô đen – loại thể thao chóng lạnh mà sau đấy ngày nào mình cũng mặc. Và khi mặt vào thì rất giống Ninja, hoành tráng !

Hình: Khu phố Tenjibashi-Suji.

Photo by Crazywolf

Đi hết con đường Tenjibashi-Suji là đến một ga điện ngầm, mỏi rã rời, mình đi bộ quanh ga một chút, xem bản đồ định đi bộ về lại Osaka-Umeda nhưng rồi cảm giác muốn ngồi nghỉ chiến thắng. Mình lên xe điện ngầm về Namba, trung tâm của Osaka. Phải nói là phương tiện di chuyển ở Osaka mắc thật, đi có một mấy ga mà mất những 230, những ga của tuyến JR (công ty xe điện nhà nước) rẻ thì lại ít, không phủ được khắp thành phố.

Từ ga Namba mình tiếp cận một con đường được đánh giá là sống động nhất khu vực Osaka khi đêm về, con đường Doutombori. Một dải những nhà hàng, khách sạn, shop, rạp chiếu phim, Pachinko, hộp đêm, bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ ra khi đêm xuống đều có ở đây và nằm san sát nhau. Tác giả của cuốn sách Japan đã ví von: “Đây là nơi học thuyết Darwin được áp dụng đặc biệt cho cả người và cửa hàng – rực rỡ nhất thì sống xót”.

Hình: Doutombori chập choạng tối.

Photo by Crazywolf

Hình: Doutombori thức dậy khi đêm về.

Photo by Crazywolf

Hai loại nhà hàng nổi tiếng nhất khu vực này là những nhà hàng bán thịt cá nóc và cua biển. Mình thì chỉ dám ăn bằng mắt thôi, vì giá cả rất là trên trời. Sau đấy tham gia vào món bánh takoyaki (hà, cám ơn DuongNH nhắc tên món này) – món ăn được ưa thích ở các lễ hội: cục bột nhão nhoẹt bọc lấy miếng bạch tuột giòn giòn, chan thêm tí nước tương, một tí cá khô bào mỏng như vỏ hành, giá rẻ và rất là có hồn dân tộc, keke 🙂

Hình: Một nhà hàng bán cua.

Photo by Crazywolf

Hình: Và tiệm bán món takoyaki.

Photo by Crazywolf

Các cửa hàng đều được trang trí bắt mắt, lạ lẫm. Thật không có phố mua sắm nào lại sinh động và thoải mái như con phố này. Những phong cách rất khác nhau đứng cạnh nhau làm nên nét văn hóa riêng của vùng Osaka, những con người hiền lành và cởi mở.

Hình: Một anh chàng bán kem và món bánh bọc ngoài tự làm.

Photo by Crazywolf

Hình: Cửa hàng con quỷ đỏ/nhỏ (cách chơi chữ của tên cửa hàng).

Photo by Crazywolf

Hình: Nhà hàng Bikkuri Donkey.

Photo by Crazywolf

Hình: Tên món ăn được viết trên đèn lồng.

Photo by Crazywolf

Đi dọc theo con đường Doutombori sẽ bắt gặp cây cầu mang tên thần Ebisu Ebisu-bashi (bashi có nghĩa là cây cầu). Một trong 7 vị thần may mắn theo văn hóa Nhật Bản. Thần Ebisu được xem là vị thần trông coi công việc, đặc biệt là nghề cá, nông nghiệp và thương mại. Vị thần này có hình dáng rất dễ nhận biết: khuôn mặt tròn với nụ cười rạng rỡ và tay thì thường cầm cần câu hay con cá.

Hình: Thần Ebisu được thờ trong một vách tường của cửa hàng.

Photo by Crazywolf

Hình: Hình ảnh thần Ebisu trên nóc một khu thương mại.

Photo by Crazywolf

Hình: Lối rẻ ngang băng qua cầu Ebisu-bashi vào khu thương mại Shin-sai-bashi Suji.

Photo by Crazywolf

Hình: Lãng mạn với cầu Ebisu-bashi.

Photo by Crazywolf
Làm vài vòng Doutombori và tranh thủ chiếm được một cái bàn sát đường trong quán cà phê Starbuck (Đây là nhãn hiệu nổi tiếng và
được mình rất ưa chuộng vì nó luôn chiếm những góc nhìn đẹp nhất trên các con đường và giá phải chăng, đặc biệt là món cheese cake nhiều kỷ niệm), mình ngồi đây ngắm thiên hạ đi chơi mua sắm trong đêm cuối năm, thảnh thơi, an nhàn. Bất cứ khi nào hay ở đâu, lúc nào ngồi uống cà phê mình đều có cảm giác là đang đứng lại và nhìn dòng đời trôi đi…

Đến chín giờ thì mình cuốn gói khỏi Starbuck và lên đường về lại Osaka Umeda để chuẩn bị đón giao thừa trên cao ốc Umeda Sky. Ở ga Osaka mình nhìn thấy chiếc đồng hồ cát lớn nhất mà mình đã từng gặp và thưởng thức một ban nhạc đường phố chơi những ca khúc vui nhộn chào năm mới bằng dàn kèn đồng và trống.

Hình: Chiếc đồng hồ cát ở ga Osaka.

Photo by Crazywolf

Hình: Ban nhạc kèn đường phố.

Photo by Crazywolf

Sau đấy mình leo lên độ cao 173 mét để nhìn ngắm Osaka về đêm. Tòa nhà Umeda Sky Buidling có tổ chức rất chu đáo, mình được xem một chương trình ca nhạc chào mừng năm mới, có cả một nhà hàng và nhiều chỗ ngồi nghỉ để chờ trời sáng. Osaka về đêm lung linh ánh đèn. Sẽ không ai tưởng tượng được rằng đây là thành phố đã từng gần như là bình địa sau thế chiến thứ II. Ngắm Osaka bình minh hay hoàng hôn từ tòa nhà này đều rất đẹp (theo hình quảng cáo), nhưng mình không đủ kiên nhẫn nằm vạ vật chờ ngắm bình minh một mình như thế. Trên sân thượng, có thể ngắm toàn thành phố Osaka, gió lồng lộng và rất lạnh, dù đã gắn máy ảnh trên chân máy nhưng gió vẫn làm cho máy rung bần bật, kết quả là dù chụp rất nhiều nhưng chỉ còn một số ít tấm không nhòe.

Hình: Hướng Đông và những tòa nhà hiện đại.

Photo by Crazywolf

Hình: Hướng Tây nơi xa nhất chính là vịnh Osaka.

Photo by Crazywolf

Hình: Hướng Nam – rực rỡ ánh đèn của khu vực thương mại.

Photo by Crazywolf

Hình: Hướng Bắc – một Osaka hiền hòa với dòng sông và những cây cầu.

Photo by Crazywolf

Những cặp tình nhân càng về khuya càng tập trung nhiều trên cao ốc này để cùng đón giao thừa ở một nơi ấn tượng. Phút giao thừa đến, mọi người cùng đếm ngược và chúc mừng nhau. Tặng nhau những nụ hôn đầu năm dưới cái lạnh cắt da, bầu trời không sao nhưng những ánh đèn thành phố đã như ngàn ngàn sao sáng, lâu lâu, một chuyến xe điện chạy ngang qua cầu như một ánh sao đổi ngôi… Đầu năm mới của mình là thế, sau đó đứng xếp hàng dài chờ thang máy và đi về đến nhà lúc 3 giờ sáng.


Bình luận về bài viết này

Touch the spirit of Japan

“Lững lờ như mây tụ tan” là lời mô tả chính xác cho những đám mây mùa này. Chỉ mới đó thôi, bầu trời còn trong xanh văng vắt, liền sau đó đã có thể là một màu xám xịt của mây, rồi mưa nhỏ giọt, chẳng mấy chốc lại là những cụm mây trắng bay bay…

Mình rời Shitennoji lúc bầu trời xám xịt và đổ mưa, chui vào một cửa hàng bên đường mua mấy vắt cơm nắm, trở ra lại trời đã xanh như chưa có chuyện gì. Đang loay hoay xem bản đồ kiếm đường ra ga thì được một cặp vợ chồng Nhật, ông tầm trên 60 tuổi, bà cũng gần 60 hỏi thăm và dẫn ra tận ga. Hai ông bà nói tiếng Anh lưu loát, có 3 người con đã đi làm, mỗi năm hai ông bà đi du lịch khoảng năm bảy lần, toàn đi châu Âu, châu Mỹ, cũng từng đến Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Sướng thật ! Trước khi từ giã, ông khen mình nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Nhật, kekeke

Tiếp tục hành trình băng ngang vùng nam Osaka, từ Đông sang Tây, đi đến trạm cuối là Osaka Aquarium Kaiyukan. Kaiyukan nằm trên một vùng đất có diện tích khoảng 3900 mét vuông, cao 50 mét, gồm 8 tầng gia cố thép. Kaiyukan được xây dựng với trung tâm là một bể kính lớn chứa đến 5400 tấn nước với chiều sâu 9 mét. Khối lượng kính dùng làm thành bể là 314 tấn chia thành 103 tấm. Tấm kính lớn nhất được sử dụng nặng 10 tấn, cao 5m, rộng 6m và dày 30cm. Những con số kinh khủng.

Hình: Osaka Aquarium Kaiyukan.
Photo by Crazywolf

Hình: Những chú chim cánh cụt vua trình diễn bên ngoài Kaiyukan.
Photo by Crazywolf

Hình: Những chú chim cánh cụt dễ thương bên trong Kaiyukan.
Photo by Crazywolf

Dù vé vào cửa khá mắc, nhưng đây là nơi đáng để xem. Kaiyukan trưng bày những động vật biển của vùng Thái bình dương theo ý tưởng của thuyết Gaia do tiến sĩ James Lovelock chủ trương. Gaia là tên của nữ thần đất – thường được gọi là đất mẹ Gaia trong thần thoại Hy Lạp. Thuyết Gaia giải thích tầm quan trọng của mối liên hệ sâu sắc giữa các sinh vật và môi trường tự nhiên nơi chúng sinh sống. Kaiyuka thu thập sinh vật theo hai vòng đai Ring of FireRing of Life. Ring of fire chính là vành đai núi lửa Thái bình dương và Ring of life chính là hệ sinh vật phong phú dựa trên vành đai lửa.

Chuyến tham quan bắt đầu từ tầng 8 và đi xoáy trôn ốc xuống đến tầng 2. Màu xanh của đèn và nước biển chuyển dần theo độ sâu. Tại đây mình khám phá hầu hết các sinh vật biển nổi tiếng: những chú rái cá biển ngây thơ, những chú hải cẩu và sư tử biển ngơ ngác (đến bây giờ mình mới biết đây là hai loài khác nhau và cách phân biệt chúng), những con chim cánh cụt ngộ nghĩnh, những chú cá heo thích đùa, cá mập trắng sát thủ và đoàn tùy tùng, những cụ đồi mồi chậm rãi, loài cua lớn nhất thế giới… Do lần đầu tiên chụp aquarium, kỹ thuật chụp kém, thời gian ít không cho phép mình ngồi rình những sinh vật biển nhanh nhẹn, nên cuối cùng mình chỉ chụp được bộ sưu tập sứa là ra hồn nhất. Phải gọi là đại dương huyền bí với những màu sắc đẹp đến ngẩn ngơ.

Hình #4
Photo by Crazywolf

Hình #5
Photo by Crazywolf

Hình #6
Photo by Crazywolf

Hình #7
Photo by Crazywolf

Hình #8
Photo by Crazywolf

Hình #9
Photo by Crazywolf

Hình #10
Photo by Crazywolf

Hình #11
Photo by Crazywolf

Hình #12
Photo by Crazywolf

Hình #13
Photo by Crazywolf

Hình #14
Photo by Crazywolf

(Ngày 30/12/2007)

————
Tài liệu tham khảo:
– Brochure của Osaka Aquarium Kaiyukan