myDalat's Blog

Dat Allis Laetitum Allis Temperriem


1 bình luận

Lễ hội Mitama tại đền Yasukuni

Ảnh Reuters.

(Japantoday) Lễ hội Mitama được tổ chức tại đền Yasukuni, Tokyo đêm ngày 7/13. Hơn 30,000 đèn lồng bằng giấy chiếu sáng khu vực đền, nơi tưởng niệm hơn 2.4 triệu người chết do chiến tranh.

Hẳn mọi người còn nhớ, đây là ngôi đền nổi tiếng và tai tiếng, nơi trước đây khi thủ tướng Nhật viếng thăm đã làm dấy lên một làn sóng phản đối ở nhiều nước là nạn nhân của các đoàn quân xâm lược Nhật Bản. Vì nơi này cũng đồng thời thờ cúng các tướng lĩnh lãnh đạo các cuộc chiến tranh xâm lược này.

Thử điểm qua những lời bình của độc giả:

(my2sense) Bức ảnh này mô tả chính xác Nhật Bản ngày nay. Đã dành được hòa bình và che dấu lịch sử của chính họ với các thế hệ trẻ (…).

(kujiranikusuki) (…) Những người Nhật Bản hôm nay không đặt mình vào vị trí là người khơi chiến. Họ không có ý nghĩ gì về quá khứ họ là những người hoàn toàn khác. Họ đã từng là những tàn bạo. Họ đã có những đội quân mà cả thế giới khiếp sợ. Người dân Nhật Bản ngày nay không còn ý thức về điều đó.

(realist) Hoàn toàn đồng ý với my2sense. Bức ảnh này thể hiện bi kịch của Nhật Bản. Cố gắng huyền hoặc quá khứ và che dấu sự thật với lớp trẻ. Không dám đối diện với sự thật về quá khứ tàn bạo. Họ nhìn mình như là “nạn nhân” hơn là kẻ xâm lược.


Bình luận về bài viết này

Tanabata – Thất Tịch

Mùng 7 tháng 7 hàng năm – “ngày cho tình yêu” theo văn hóa Nhật, là ngày mà mỗi năm một lần chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ gặp nhau trên cây cầu Ô Thước. Đôi uyên ương này luôn bị chia cắt bởi sông Ngân, nhưng có phải vì xa nhau nhiều hơn những lúc gần bên nhau nên tình yêu của họ vẫn còn mãi theo thời gian…

(Hình sưu tầm)

Trước một vài tuần, những cây tre được dựng lên khắp những khu công cộng của nước Nhật như nhà ga, bến tàu, các trung tâm mua sắm hay sảnh đường đại học… bên cạnh là một cái bàn với những tờ giấy để dành cho mọi người ghi ước nguyện của mình và treo lên cây.

Bắt đầu là cầu nguyện cho tình yêu, từ từ, mọi người mở rộng ước nguyện của mình không chỉ dành riêng cho tình yêu nữa mà là tất cả những ước vọng khát khao của mình! Và mong ước khi hai ngôi sao Altair & Vega gặp nhau thì những điều khấn nguyện cũng thành hiện thực.

Trong hình, những lời nguyện cầu ghi trên trái tim là dành cho tình yêu, ghi trên hình ngôi nhà là dành cho học tập, hình người dành cho sức khỏe hay nhan sắc, hình sao dành cho những mục tiêu, ước mơ…

Buổi sáng, trời mưa. Mưa là nước mắt của nàng Chức Nữ cho ngày gặp mặt hay nước mắt dành cho cuộc phân ly? Có mấy ai quan tâm! Thôi thì được khóc cho một cuộc tình còn hơn là không có cuộc tình nào đáng để nước mắt rơi. “Hãy khóc cho hết những muộn phiền hôm nay, ngày mai lại có thể mỉm cười” (今日思いきり泣けば明日は笑える)


1 bình luận

Thức ăn giả

Một hình ảnh phổ biến ở các quán ăn Nhật là những dĩa thức ăn thật ngon mắt được trưng bày trước cửa tiệm, mà chỉ cần nhìn thôi thì cái bụng đang đói của bạn sẽ kêu réo ầm ĩ. Từ những cọng mì lóng lánh trong nước hầm thịt heo, những lát sashimi tươi trên những lá rau sống hay những hạt gạo trắng ngần… tất cả đều là những món ăn giả (fake food hay replica food) mà đôi khi trông hấp dẫn hơn thực tế nhiều.

Fake food in Japan

Từ cuối thế kỷ 19, thời Minh Trị, các nhà hàng Nhật du nhập rất nhiều món ngoại quốc mà thậm chí dịch có sát nghĩa đến mấy đi nữa thì khách hàng vẫn không thể hình dung ra món mình sắp ăn sẽ như thế nào (hồi này ảnh minh họa còn rất sa xỉ). Và cho dù có biết, thì việc trình bày món ăn cũng là cả một nghệ thuật câu khách để cạnh tranh giữa các nhà hàng. Lúc này, các nhà hàng thường làm sẵn các món mẫu để khách hàng xem trước hay vẽ tranh minh họa.

Fake food in Japan

Takizo Iwasaki, một người con của vùng Gifu đã làm thay đổi thế giới kinh doanh nhà hàng Nhật. Bỏ Gifu, ông đến Osaka để tìm giấc mộng của mình. Có lẽ, trong một buổi trưa nào đó năm 1926, trong khi nhấm nháp món trứng omelet (cơm chiên bọc trứng tráng bên ngoài), từ những mô hình sáp cơ thể học hay những trái cây và rau sáp sử dụng trong các lớp dinh dưỡng đã gợi ý cho ông tạo ra món ăn giả đầu tiên: trứng omelet.

Fake food in Japan

Trong căn hộ chật hẹp của mình, qua nhiều lần sai hỏng, ông đã thành công tạo ra những món ăn giả như thật từ sáp. Ông thường chở những mô hình của mình trên xe đạp để rao bán ở những con phố quen. Không lâu sau đó, việc dùng mô hình thay cho đồ thật trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty ông thành lập trong căn hộ của mình ở Osaka: Iwasaki Be-I vẫn là công ty lớn nhất về mô hình thức ăn mẫu cho đến nay.

Fake food in Japan

Sáp cuối cùng cũng nhường chỗ cho nhựa tổng hợp. Và việc sản xuất món ăn giả đã trở thành bán công nghiệp. Người ta sản xuất hàng loạt các loại mẫu như thịt heo, tôm, cua, cá, mực, rau, mì, cơm… Khi nhà hàng có yêu cầu, đầu tiên họ tạo bản phát thảo món ăn của mình và hình minh họa cách trình bày món ăn. Sau đó những nghệ nhân sẽ tái tạo lại thành món ăn giả.

Fake food in Japan

Fake food in Japan

Cũng giống như đầu bếp thực, những nguời làm món ăn giả cũng phải mất 2 năm để học nghề. Trung tâm của thế giới thực phẩm giả là khu Kappabashi ở phía đông bắc Tokyo. Ở đây, mọi nguời có thể mua cho mình những món ăn ưa thích để về ngắm chơi với giá khoảng 5000 Yen.

Fake food in Japan

Fake food in Japan

———-
Lược dịch từ:
http://www.japanwelcomesyou.com/cssweb/display.cfm?sid=1245
Tham khảo:
http://www.bigempire.com/sake/sample_food.html


Bình luận về bài viết này

Đàn Koto

Koto instrument

Một nghệ sỹ đang chơi đàn koto (箏), một loại đàn gần giống như đàn tranh (cả về cấu tạo và cách chơi) nhưng chỉ có 13 dây. Mình thích đàn này từ hồi đọc truyện trinh thám “Cái rìu, cây đàn koto và cánh hoa cúc” đăng trên KTNN từ rất lâu.

Ảnh chụp tại công viên Ume của thành phố Ōme (青梅市).


Bình luận về bài viết này

Hai búp bê xếp bằng giấy

Origami

Thuật xếp giấy đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6 và dần dà trở thành một nghệ thuật độc đáo của xứ Nhật. Hình búp bê trưng bày trong tủ rượu của một cửa hàng: rất sáng tạo.